Kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đến năm 2024 của xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Ban công là một xã miền núi của huyện Bá Thước có địa hình phức tạp, là xã nằm ở cửa ngõ của 6 xã Quốc Thành cách thị trấn Cành Nàng 7 km. Phía Bắc giáp xã Thành Lâm, Lũng Niêm, Cổ Lũng; Phía Nam giáp xã Thiết Kế, Thiết Ống; Phía Tây giáp huyện Quan Hoá; Phía Đông giáp xã Hạ Trung, Thị trấn Cành nàng ; Ban Công có tổng diện tích tự nhiên là 4.362,7 ha. Trong đó, đất nông nghiệp 3.905,61 ha chiếm 89,02% (Đất lúa 224,85; đất trồng cây hàng năm khác 303,39; đất trồng cây lâu năm 80,02; đất nuôi trồng thuỷ sản 10,72 ha; đất lâm nghiệp 3.286,62 ha); Đất phi nông nghiệp 455 ha chiếm 10,43%; Đất chưa sử dụng 2,14 ha chiếm 0,05%.
Toàn xã có 7 thôn được phân bố dọc theo tuyến đường liên xã, liên huyện. Tổng dân số toàn xã: 6.377 khẩu/1.643 hộ, gồm 03 dân tộc sinh sống đó là: dân tộc Thái chiếm đa số 79,20%, dân tộc Mường 18,10%, dân tộc Kinh 2,65%, Dân tộc khác 0,07%, hộ nghèo đa chiều trên toàn xã chiếm 5,54%; Nhân dân trong xã chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp là chủ yếu.
Xã có chợ Ban Công, là nơi đầu mối giao thương buôn bán của cả một vùng, có đường Quốc lộ 521B chạy qua. Có hệ thống giao thông liên thôn, liên xã thuận lợi cho sự giao lưu phát triển kinh tế văn hóa - xã hội. Xã có địa giới hành chính giáp ranh với nhiều xã, do vậy có nhiều tuyến đường liên xã đi qua, đã tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và giao lưu, trao đổi hàng hóa.
Với sự nổ lực quyết tâm và các giải pháp đồng bộ, sự đồng thuận cao của nhân dân đã làm thay đổi toàn diện tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn, cơ sở hạ tầng nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các công trình phúc lợi đã được triển khai đồng bộ, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, hình thành mô hình sản xuất có hiệu quả, góp phần tích cực phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng cao. Qua quá trình phấn đấu xã Ban Công là một xã đặc biệt khó khăn đến nay đã hoàn thiện 19/19 tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.
2. Thuận lợi.
- Ban Công là xã xã nằm ở cửa ngõ của 6 xã Quốc Thành có 1 tuyến đường Tỉnh 521B đi qua kết nối với các xã của huyện, diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp lớn, trên địa bàn chủ yếu sản xuất nông lâm nghiệp, diện tích đất bãi ven sông Mã rộng, mầu mỡ, người dân luôn cần cù chịu khó. Dưới sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ xã cùng với sự đồng thuận, đoàn kết quyết tâm nỗ lực phấn đấu của toàn thể nhân dân đã góp phần thay đổi bộ mặt của nông thôn, góp phần xây dựng quê hương ngày càng đổi mới, phát triển.
- Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện uỷ, HĐND, UBND và Ban chỉ đạo xây dựng NTM của tỉnh, huyện, các cơ chế chính sách trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM được ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương phát triển.
3. Khó khăn.
Địa hình nhiều đồi núi, dân cư thưa sống không tập trung, địa hình phức tạp, đường giao thông nhiều; nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng kinh tế như: giao thông, thủy lợi và cơ sở vật chất văn hóa, trường học cần rất lớn, trong khi nguồn lực trong dân chưa nhiều, vốn đầu tư của nhà nước cho chương trình ít và thấp.
Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông nhưng những năm gần đây giá cả đầu vào vật tư nông nghiệp cao, sản phẩm nông sản hàng hóa giá cả bấp bênh, không ổn định. Mặt khác, tình hình thời tiết, sâu bệnh, dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi diễn biến phức tạp khôn lường đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
II. CĂN CỨ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Căn cứ Quyết định 318/QĐ-TTG ngày 08/03/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định 211/QĐ-TTG ngày 01/03/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM), Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021- 2025; bổ sung tiêu chí huyện NTM đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021-2025.
Căn cứ Quyết định số 25/2024/QĐ-UBND ngày 26/6/2024 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2024 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 1097/QĐ-UBND ngày 02/4/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt danh sách các huyện, thị xã, thành phố phấn đấu đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; danh sách các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
Thực hiện Nghị quyết về đại hội Đảng bộ xã Ban Công lần XXIV nhiệm kỳ 2020-2025. Ban hành Quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình Xây dựng NTM, phân công nhiệm vụ cho các thành viên phụ trách các tiêu chí Nông thôn mới và phụ trách các thôn để tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết đã đề ra.
UBNDxã Ban Công báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đến năm 2024 với những nội dung cụ thể như sau:
III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
1.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức phổ biến, quán triệt của Đảng ủy trong việc thực hiện chương trình xây dựng NTM
Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, nhất là, sau khi có Chỉ thị số 10- CT/TU ngày 29/02/2012 của BTV tỉnh uỷ về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng NTM tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2012- 2015 và các văn bản hướng dẫn của huyện, BCĐ xây dựng NTM của xã tập trung lãnh chỉ đạo, triển khai, quán triệt đến tất cả cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã. Qua đó các chi bộ, các thôn đều có nhận thức sâu sắc và xác định đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ quan trọng, các chi bộ, các thôn đã xây dựng kế hoạch chọn tiêu chí thực hiện theo phương châm dễ làm trước, khó làm sau. Dân bàn, dân góp, dân làm, dân hưởng thụ, trong đó có sự hỗ trợ của nhà nước.
Đảng ủy đã ban hành Nghị quyết về về đại hội Đảng bộ xã Ban Công lần XXIV nhiệm kỳ 2020-2025, Ban hành Quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình Xây dựng NTM, phân công nhiệm vụ cho các thành viên phụ trách các tiêu chí Nông thôn mới và phụ trách các thôn để tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết đã đề ra.
- Đảng ủy xã ra Nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh; và chương trình xây dựng NTM.
- UBND xã xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 01/7/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025.
- Chỉ đạo các thôn tiếp tục huy động nhân dân hiến đất, đóng góp tiền của để mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã;
- Chỉ đạo công tác rà soát, đánh giá thực trạng 19 tiêu chí để đề nghị UBND huyện công nhận những tiêu chí đạt hàng năm; Phấn đấu hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng NTM xã năm 2024.
1.2. Kết quả thành lập và hoạt động của BCĐ và bộ phận giúp việc của BCĐ từ khi triển khai chương trình:
Ngay sau khi tiếp thu tại Hội nghị của huyện tháng 4 năm 2011 về chương trình xây dựng nông thôn mới, các Quyết định, Chỉ thị, các văn bản của Trung ương, của tỉnh, huyện, lãnh đạo chủ chốt của xã đã kịp thời họp thống nhất thành lập BCĐ chương trình xây dựng nông thôn mới gồm 24 đồng chí, do đồng chí Bí thư Đảng ủy làm Trưởng ban, đồng chí Phó bí thư Thường trực Đảng ủy, Phó bí thư Đảng ủy- Chủ tịch UBND xã làm phó ban, phân công các đồng chí trong BCĐ phụ trách chỉ đạo tại các thôn trên địa bàn xã. Thành lập Ban quản lý chương trình xây dựng nông thôn mới gồm 18 đồng chí, do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, đồng chí phó chủ tịch UBND xã làm phó ban. Đến năm 2021 thực hiện hướng dẫn mới về việc thành lập Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia BCĐ xã cũng tiến hành thành lập BCĐ các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, thành lập ban quản lý xã và kiện toàn hàng năm và phân công nhiệm vụ cho các thành viên ban chỉ đạo.
Đảng ủy, UBND xã thường xuyên tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó tiếp tục tập trung cao phát triển sản xuất theo hướng coi trọng giá trị gia tăng, phát triển bền vững; nâng cấp, xây dựng kết cấu hạ tầng; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; nâng cao chất lượng hoạt động trên các lĩnh vực về văn hóa, xã hội, an ninh trật tự; tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các cơ chế, chính sách trong xây dựng nông thôn mới; phát huy dân chủ trong Nhân dân và tính sáng tạo hiệu quả trong công việc; huy động mọi nguồn lực đáp ứng thực hiện hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Từ khi thành lập đến nay, BCĐ chương trình xây dựng NTM xã luôn bám sát chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước để thực hiện. Công tác báo cáo về tiến độ xây dựng NTM trên địa bàn xã cũng như các báo cáo chuyên môn khác đều được báo cáo kịp thời, đúng thời gian quy định.
1.3. Việc ban hành các văn bản về lãnh đạo, chỉ đạo:
Ban hành quyết định thành lập ban phát triển thôn do đồng chí Bí thư chi bộ làm trưởng ban, trưởng thôn làm phó ban, thành viên là các đồng chí chi hội trưởng các tổ chức đoàn thể, đại diện người dân có uy tín tham gia. Thành lập tổ tự quản, giám sát cộng đồng ở thôn. Hướng dẫn công tác tuyên truyền, công tác lập phương án xây dựng thôn NTM để các thôn thực hiện.
Ban hành các văn bản phân công nhiệm vụ cho các thành viên BCĐ và thành viên Ban quản lý xã. Các thành viên BCĐ được phân công chỉ đạo điểm tại các thôn luôn bám sát đơn vị được phân công phụ trách. Định kỳ hàng tháng BCĐ xã họp đánh giá kết quả thực hiện và chỉ đạo điểm của các thành viên.
Đồng thời, trong hai giai đoạn 2013-2019; giai đoạn 2020-2025 Đảng ủy đã ban hành các Nghị quyết chuyên đề về xây dựng nông thôn mới để tổ chức thực hiện.
2. Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn
2.1 Công tác truyền thông
Trong những năm qua, Cấp ủy, Chính quyền luôn nhận thức việc tuyên truyền xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng trong việc tổ chức thực hiện chương trình, nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, làm cho nhân dân hiểu rõ xây dựng NTM chính là xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tiên tiến, phát triển sản xuất để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, từ đó tích cực đóng góp công sức, tiền của để thực hiện chương trình.
Công tác tuyên truyền, vận động được triển khai đến nhân dân bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Trên tinh thần cán bộ, Đảng viên đi trước thôn nước theo sau, nhiều phong trào thi đua xây dựng NTM như: Phong trào hiến đất, hiến tường rào, góp công, góp của để làm đường bê tông, phong trào nhà đẹp, ngõ sạch, phong trào khuyến học, khuyến tài, phong trào làm kinh tế giỏi được cán bộ, Đảng viên gương mẫu thực hiện, nhân dân đồng tình ủng hộ, trở thành một cuộc thi đua của toàn dân. Cùng với việc tuyên truyền, vận dụng sức mạnh toàn dân, ban chỉ đạo xây dựng NTM xã cũng xây dựng cho mình một kế hoạch cụ thể cho từng tiêu chí phù hợp từng thời điểm, điều kiện thực tế của địa phương, chính vì vậy được nhân dân đồng tình ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương hoàn tất các tiêu chí.
(Hệ thống đường giao thông)
(Hệ thống trường lớp học trên địa bàn xã)
Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chính trị - xã hội xã đã triển khai và tổ chức tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, công tác xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết của Đảng ủy.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc đã triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh”, Chỉ đạo trưởng ban Công tác Mặt trận các thôn thực hiện tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức làm thấm nhuần tư tưởng nhân dân và được đại đa số nhân dân đồng thuận thực hiện có hiệu quả.
- Hội liên hiệp phụ nữ triển khai, tuyên truyền thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”; phong trào “Nhà sạch, vườn đẹp, hàng rào xanh” góp phần thiết thực xây dựng Nông thôn mới. Tổ chức tập huấn hướng dẫn cho Chi hội, hộ gia đình hội viên và nhân dân đăng ký xây dựng Nông thôn mới đồng thời phối hợp với hội nông dân và hội cựu chiến binh tổ chức giao lưu giải bóng chuyền hơi trên địa bàn toàn xã.
(Hội thi nhà sạch, vườn đẹp, hàng rào xanh)
(Giao lưu bóng chuyền hơi nam nữ)
(Phong trào múa dân vũ)
- Hội nông dân với phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, phong trào “Trồng hàng rào cây xanh” ; phong trào “xây dựng trang trại, gia trại ”, phong trào chỉnh trang khuân viên nhà ở, vườn hộ, làm đường bê tông từ nhà ra ngõ ... Ngay từ đầu năm hội đã xây dựng Kế hoạch tổ chức triển khai, tuyên truyền, vận động thực hiện được hội viên và các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng.
(Phòng trào chỉnh trang khuân viên nhà ở)
(Phong trào trồng hàng rào cây xanh, chỉnh trang vườn hộ)
- Hội cựu chiến binh thành lập câu lạc bộ “Cựu chiến binh với vệ sinh môi trường”, đã triển khai thực hiện các phong trào “công tác vệ sinh môi trường ở các thôn”, “Xây dựng đường điện chiếu sáng” , “Đồ đường bê tông thôn, xóm” trên địa bàn tại 7 thôn và các nhà văn hóa thôn.
(Phong trào làm đường bê tông)
(công tác vệ sinh môi trường tại các thôn, xóm)
- Đoàn thanh niên đã tổ chức triển khai các phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng NTM” gắn với việc “Thực hiện phong trào chỉnh trang khuân viên nhà văn hóa và công tác làm đường giao thông nông thôn”; phong trào” ngày chủ nhật sạch”.
(Chỉnh trang khuôn viên nhà văn hoá)
(Làm đường vào sân thể thao thôn, hỗ trợ sửa chữa kênh mương nội đồng)
- Công đoàn xã Phát huy truyền thống thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH Nông nghiệp và phát triển Nông thôn” gắn với phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới”; Phong trào thi đua “Xanh, sạch, đẹp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động” gắn với phong trào chỉnh trang khuân viên và công tác dọn vệ sinh môi trường. Tổ chức cho đoàn viên chỉnh trang khuân viên, quét dọn vệ sinh cơ quan, công sở, chăm sóc bồn hoa cây cảnh, trồng cây xanh, thường xuyên hàng tuần.
(Trồng cây xanh, rọn dẹp vệ sinh môi trường)
2.2. Công tác đào tạo, tập huấn
Từ năm 2013 - 2024, xã Ban Công đã cử hơn 237 lượt người tham gia các lớp đào tạo, tập huấn do tỉnh, huyện tổ chức và tổ chức các hội nghị tuyên truyền từ xã đến thôn. Với nội dung bồi dưỡng, phổ biến kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ cấp xã, thôn và nhân dân trên địa bàn xã, mở được 24 lớp thu hút được 16.170 lượt người tham gia, với 455 băng zôn, 537 khẩu hiệu tuyên truyền…
(Các lớp tập huấn cho bà con nhân dân)
Thông qua đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức, các văn bản chỉ đạo, cơ chế, chính sách mới của Trung ương, của tỉnh, của huyện và của xã được truyền tải đến từng người dân và đội ngũ cán bộ xã, cán bộ thôn nắm bắt để thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn xã. Đồng thời nângcao nhận thức, kiến thức, trìnhđộ chuyên môn, năng lực-kỹ năng quản lý,điều hành và thực thi nhiệm vụ cho cán bộ xây dựng nông thôn mới ở cấp xã, thôn.
3.Công tác phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân
Tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 01/7/2021 của BCH Đảng bộ huyện về phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025.
Tập trung thu hoạch vụ mùa, vụ đông trong khung thời vụ; đẩy mạnh chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng các cây có giá trị kinh tế cao hơn, đồng thời triển khai kế hoạch gieo trồng vụ đông. Tăng cường công tác phát triển đàn gia súc, gia cầm, theo hướng trang trại, gia trại; thực hiện tốt công tác tiêm phòng vac xin cho gia súc, gia cầm theo nhiệm vụ từng năm, hạn chế thấp nhất dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
Tăng cường phối hợp chỉ đạo thực hiện trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô hanh; tổ chức kiểm tra và có phương án bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ; chủ động phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Chỉ đạo tổ chức thực hiện quyết liệt chương trình xây dựng NTM theo kế hoạch, trọng tâm là tiêu chí vệ sinh môi trường, quyết tâm phấn đấu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.
- Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng hàng năm đạt 925,7 ha; trong
đó: cây lúa 260,4 ha (lúa vụ Đông xuân 95,6 ha; lúa vụ mùa 95,6 ha); ngô
158,7 ha; Sắn 58 ha; Mía 105 ha; rau đậu các loại 129,1; khoai lang 23 ha; Lạc 20,8; cây hàng năm khác 173,2 ha.
- Về chăn nuôi: Tổng đàn gia súc gia cầm là 22.597 con, trong đó: đàn
trâu, bò 797 con; đàn lợn 754 con, gia cầm 21.046 con.
- Về nuôi trồng thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của xã là 10,72
ha. Sản phẩm chủ yếu là các loại cá truyền thống như: trắm, dốc, cá rô phi…
- Về lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn là 3.286,6 ha (rừng
phòng hộ 436,03 ha; rừng sản xuất 2.850,59ha ), đối với diện tích rừng sản xuất là rừng trồng chủ yếu là trồng keo, luồng. Sản phẩm tiêu thụ cho các nhà máy chế biến gỗ, gỗ dăm, cọc tre, nhà máy đũa…
- Thực trạng tích tụ ruộng đất và quy hoạch vùng liên kết:
Năm 2024, UBND xã Ban Công đã xây dựng kế hoạch liên kết sản xuất giữa các hộ dân để tạo nên những cánh đồng diện tích lớn hướng tới sản xuất Mía trở thành cây trồng chủ lực của địa phương với tổng diện tích Mía là 105 ha, tại thôn Cả và thôn La Hán xã Ban Công. Ngoài ra UBND xã Ban Công đã hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp và duc lịch Ban Công khoanh vùng sản xuất gạo nếp Cú Mắc Cải 2ha được chứng nhận VietGap và công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp huyện năm 2024.
Mô hình lúa nếp Cú Mắc Cải được chứng nhận VietGap và OCOP 3 sao
(Các sản phẩm nông nghiệp đặc chưng của địa phương)
- Về giao thông thủy lợi: Làm tốt công tác nạo vét kênh mương, làm thủy lợi mùa khô, khơi thông dòng chảy đảm bảo nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất cho nhân dân, chỉ đạo các thôn vận động nhân dân mở rộng các tuyến đường liên thôn từ 6-7m; đường nhánh từ 5-6m trở lên.
Bà con nhân dân tiến hành nạo vét kênh mương khơi thông dòng chảy
(Hệ thống đường thôn, kênh mương nội đồng)
Phối hợp với Hội nông dân tiếp tục phát động phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới, thực hiện tốt cơ chế hỗ trợ của huyện, của tỉnh trong sản xuất nông nghiệp. Góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động trong xã, và nâng cao thu nhập cho người dân. Năm 2013 thu nhập bình quân chỉ đạt 28,3 triệu đồng/người/năm, đến năm 2024 thu nhập bình quân đầu người tăng lên 50,87 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của xã theo kết quả rà soát tính đến tháng 09 năm 2024 (đã trừ số hộ nghèo đa chiều không có khả năng lao động)giảm mạnh so với nhiều năm trước đây còn 5,54%.
Mô hình nuôi cá lồng và mô hình nuôi gà ri thả vườn
4. Kết quảhuy động nguồn lực xây dựng NTM (giai đoạn 2013-2024)
Tổng kinh phí đã thực hiện xây dựng nông thôn mới: 264,695,7 triệu đồng,
Trong đó:
- Nguồn vốn NS tỉnh,TW: 127.026,8 triệu đồng (chiếm 47,99%);
- Nguồn vốn NS huyện: 28.782,9 triệu đồng (chiếm 10,87%);
- Ngân sách xã: 7.039 triệu đồng (chiếm 2,67%);
- Vốn Doanh nghiệp: 5.785 triệu đồng (chiếm 2,19%);
- Huy động nguồn lực từ nhân dân: 96.062 triệu đồng (chiếm 36,29%);
Trong đó:
Trong đó:
+ Nhân dân đóng góp bằng tiền xây dựng công trình xây dựng cơ bản 34.527,2 triệu đồng; chiếm 35,94%.
+ Nhân dân chỉnh trang, xây dựng nhà ở: 53.600 triệu đồng; chiếm
55,80%.
+ Nhân dân hiến đất, hiến cây vật kiến trúc, ngày công lao động là 7.934,8 triệu đồng; chiếm 8,26 %
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG NTM
Tổng số tiêu chí xã tổ chức tự đánh giá đạt chuẩn NTM theo quy định là 19/19 tiêu chí, đạt 100 %, cụ thể:
1. Tiêu chí số 1 về Quy hoạch
a. Yêu cầu tiêu chí:
Xã được công nhận đạt tiêu chí Quy hoạch khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu sau:
- Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã giai đoạn 2021 - 2025 (trong đó có quy hoạch khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn) và được công bố công khai đúng thời hạn.
- Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch.
b. Kết quả thực hiện tiêu chí:
Chỉ tiêu 1.1. Xã Ban Công có quy hoạch chung xây dựng xã được UBND huyện Bá Thước phê duyệt tại Quyết định số 2416/QĐ-UBND ngày 05/7/2021 về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030. Đã thực hiện tuân thủ về pháp luật quy hoạch; tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng QCXDVN 01: 2021/BXD; thực hiện đúng quy định về thiết chế văn hóa; quy định về trường đạt chuẩn quốc gia...và tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn; các quy định về hạ tầng sản xuất (thủy lợi, đề điều, giao thông nội đồng, dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất); đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã Ban Công trong giai đoạn 2023-2030.
Xã Ban Công đã tổ chức công bố công khai quy hoạch, niêm yết tại các khu vực trung tâm của xã như công sở xã, trường học, các nhà văn hóa thôn,…
Hồ sơ công bố công khai gồm: Bản đồ Quy hoạch chung xây dựng xã Ban Công đến năm 2030, Sơ đồ định hướng phát triển không gian toàn xã,...
Chỉ tiêu 1.2. Sau khi phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng xã Ban Công huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, UBND huyện Bá Thước đã ban hành Quyết định số 1676/QĐ-UBND ngày 16/4/2022 về việc ban hành “Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.
UBND xã Ban Công đã và đang thực hiện cắm mốc chỉ giới quy hoạch các khu vực, tổ chức thực hiện theo quy hoạch được phê duyệt.Các hệ thống hạ tầng đã được đầu tư xây dựng theo quy hoạch gồm:
+ Hạ tầng xã hội gồm: Trụ sở xã, Nhà văn hóa, trạm Y tế, trường học, sân vận động…..;
+ Hạ tầng kỹ thuật: Đường giao thông, thoát nước, viễn thông thụ động,
thu gom nước thải…;
+ Hạ tầng sản xuất: Đường giao thông nội đồng, các tuyến kênh, mương…
+ Hiện đang triển khai QHCT các Điểm dân cư nông thôn theo QHC xã được duyệt.
c. Đánh giá tiêu chí: Đạt theo quy định
2. Tiêu chí số 2 về Giao thông
a. Yêu cầu tiêu chí:
- Tỷ lệ đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm 100% (Chiều rộng mặt đường ≥3,5m; chiều rộng nền đường ≥6,5m);
- Tỷ lệ đường thôn, bản và đường liên thôn, bản ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm 100% (trong đó: ≥70% bê tông hóa hoặc nhựa hóa đạt chiều rộng mặt đường ≥3,0m, chiều rộng nền đường ≥4,0m);
- Tỷ lệ đường ngõ, xóm sạch và đảm bảo đi lại thuận tiện quanh năm 100% (trong đó: ≥70% bê tông hóa hoặc nhựa hóa đạt chiều rộng mặt đường ≥3,0m, chiều rộng nền đường ≥4,0m);
- Tỷ lệ đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm 100% (trong đó: ≥60% bê tông hóa đạt chiều rộng mặt đường ≥3,0m, chiều rộng nền đường ≥4,0m);
b. Kết quả thực hiện tiêu chí:
Hàng năm công tác xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, nhân dân tích cực đóng góp tiền, ngày công, đất đai, hoa màu… cùng với nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước đầu tư xây dựng. Đánh giá theo bộ tiêu chí đến nay tiêu chí giao thông xã Ban Công đã đạt theo quy định của bộ tiêu chí. Phấn đấu duy trì và hướng đến đạt tiêu chí giao thông nông thôn mới nâng cao, mục tiêu của xã cần xây dựng rãnh thoát nước đường thôn; mở rộng các vị trí khuất tầm nhìn đảm bảo phương tiện giao thông đi lại được thuận lợi; bổ sung hệ thống báo hiệu đường bộ, gờ giảm tốc tại các vị trí giao với quốc lộ, tỉnh lộ; có kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường; vận động nhân dân đảm bảo vệ sinh môi trường, chỉnh trang hệ thống tường rào, trồng cây xanh, cải tạo cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch đẹp. Cụ thể:
Chỉ tiêu 2.1. Tỷ lệ đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm 14/14km, đạt 100%.
Chỉ tiêu 2.2. Tỷ lệ đường thôn, bản và đường liên thôn, bản được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm dài 17,9/17,9 km, đạt 100%, trong đó được bê tông hóa hoặc nhựa hóa theo quy định (chiều rộng mặt đường ≥3,0m; chiều rộng nền đường ≥4,0m) là 17,4/17,9 km, đạt 97,2%.
Chỉ tiêu 2.3. Tỷ lệ đường ngõ, xóm sạch và đảm bảo đi lại thuận tiện quanh năm dài 3,588/3,588km, đạt 100%, trong đó được bê tông hóa hoặc nhựa hóa theo quy định (chiều rộng mặt đường ≥3,0m; chiều rộng nền đường ≥4,0m) là 3,271/3,588 km đạt 91,1%.
Chỉ tiêu 2.4. Tỷ lệ đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm 3,71/3,71 km, đạt 100%, trong đó bê tông hóa theo quy định (chiều rộng mặt đường ≥3,0m; chiều rộng nền đường ≥4,0m) 2,29/3,71 km đạt 64,42%.
c. Đánh giá tiêu chí: Đạt theo quy định
3. Tiêu chí số 3 về Thủy lợi và phòng chống thiên tai
a. Yêu cầu tiêu chí:
- Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên.
- Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ.
b. Kết quả thực hiện tiêu chí:
Hàng năm Công tác thủy lợi và phòng chống thiên tai đã được quan tâm đúng mực, đảm bảo diện tích đất sản xuất được tưới tiêu chủ động. Tổ chức ra quân đều đặn từng năm công tác làm thủy lợi mùa khô, tiến hành nạo vét kênh mương khơi thông dòng chảy đáp ứng yêu cầu tưới, tiêu phục vụ sản xuất và dân sinh. Hàng năm BCH phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được kiện toàn, bổ sung theo quy định của pháp luật và có đủ nguồn nhân lực, vật tư, phương tiện chỗ đáp ứng yêu cầu trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa phương, đảm bảo theo phương châm 4 tại chỗ. Xây dựng phương án Phòng chống thiên tai và TKCN dựa trên cơ sở kế hoạch phòng chống thiên tai giai đoạn 2016 - 2021 đã được phê duyệt. Vì vậy,những năm gần đây cơ bản trên địa bàn xã không có thiệt hại nặng do thiên tai gây ra.
Cụ thể:
- Về tưới: Tổng diện tích được tưới trên địa bàn xã là 327 ha; cụ thể
cho từng vụ như sau:
+ Vụ Xuân: 137 ha; trong đó cây lúa 110 ha; 27 ha rau màu.
+ Vụ Mùa:140ha; Trong đó cây lúa 140 ha; 0 ha rau màu.
+ Vụ đông: 50ha; Trong đấy ngô và rau màu 50 ha
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã được tưới theo kế hoạch chủ yếu từ các đập Pát, đập Tếch, Đập Sát, đập Tá Huối, Đập Yến, Đập Khà, trạm bơm La Hán thôn Nghìa do Ban quản lý khai thác các CTTL của huyện quản lý, vận hành; một phần đập Chiềng Lau do Công ty TNHH MTV Thủy lợi Sông Chu quản lý, vận hành. Phần diện tích đất trồng màu và cây lâu năm chủ yếu nằm trên địa hình cao, sườn đồi tưới phụ thuộc vào thiên nhiên.
- Về tiêu: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp của xã được tiêu chủ động 1.083,21 ha (đất sản xuất nông nghiệp 628,26 ha; đất phi nông nghiệp 454,95 ha).
Các diện tích cần tiêu úng trên địa bàn xã đều là tiêu tự chảy qua các nhánh nhánh suối: Nhánh suối Nủa, Suối Chàm và sông Mã.
- Về cấp thoát nước nuôi trồng thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản là
10,72 ha là diện tích được nuôi trồng trong các ao, hồ nhỏ do các hộ dân tự chủ
động nguồn nước.
* Kết quả đánh giá:
- Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới chủ động:
Ttưới = (327 /327) x 100% = 100%>80%.
- Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp được
tiêu chủ động: Ttiêu = (1.063,21 /1.063,21) x 100% = 100%> 80%.
- Tỷ lệ diện tích đất nuôi trồng thủy sản được cấp, thoát nước chủ động:
Tk= (10,72/10,72) x 100% = 100 %> 80%.
Chỉ tiêu 3.2. Có tổ chức bộ máy thực hiện công tác phòng, chống thiên tai được thành lập và kiện toàn theo quy định của pháp luật, có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong công tác phòng, chống thiên tai tại địa phương.
- Các hoạt động phòng, chống thiên tai được triển khai chủ động và có
hiệu quả, đáp ứng nhu cầu dân sinh: UBND các xã đã tổ chức xây dựng, phê
duyệt Kế hoạch phòng, chống thiên tai và Phương án ứng phó thiên tai phù hợp
với đặc điểm thiên tai của địa phương theo đúng quy định tại Điều 15 và Điều
22, Luật PCTT.
- Có cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai.
Kết quả đánh giá chỉ tiêu 3.2 tiêu chí số 3 về “Thủy lợi và Phòng, chống
thiên tai” trong xây dựng NTM: 83 điểm.
c. Đánh giá tiêu chí: Đạt theo quy định
4. Tiêu chí số 4 về Điện
a. Yêu cầu của tiêu chí:
- Hệ thống điện đạt chuẩn;
- Tỷ lệ hộ có đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn từ 98% trở lên.
b. Kết quảthực hiện tiêu chí:
Chỉ tiêu 4.1. Hệ thống điện đạt chuẩn:
Hiện nay, hệ thống điện của xã Ban Công do Điện lực Bá Thước quản lý vận hành lưới điện trung áp và lưới điện hạ áp, cụ thể:
- Đường dây trung áp 7,5 km và tổng số trạm biến áp là 09 TBA với tổng công suất 1.530 KVA phục vụ sản xuất, sinh hoạt và tưới tiêu:
+ Khoảng cách đến mặt đất tự nhiên khu vực dân cư là 7,5m; đến mặt đường ô tô > 7,5m;
+ Các cột diện được bố trí dây tiếp đất đảm bảo quy định.
- Kết cấu hỗ trợ chịu lực:
+ Móng cột được đúc bằng đá 2x4 mác M150 đảm bảo quy định;
+ Các xà trên tuyến được làm từ thép hình mạ kẽm nhúng nóng theo quy định hiện hành;
+ Xã Ban Công đã phối hợp với Điện lực Bá Thước thay thế, tu sửa, bảo dưỡng, để cung cấp ổn định cho các hộ dân đủ điện sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, tỷ lệ hộ dùng điện của địa phương là 100% (1.654 hộ cơ quan/1.654 hộ và cơ quan);
+ Hành lang an toàn điện đảm bảo, hệ thống điện đảm bảo an toàn không xảy ra chết người, mất điện kéo dài trong mùa mưa bão.
- Trạm biến áp phân phối:
+ Có hệ thống tiếp địa trạm đảm bảo theo quy định hiện hành;
+ Đảm bảo về nguồn cung cấp và chất lượng điện cho người dân;
+ Số công tơ đo đếm điện năng cho nhân dân còn trong thời gian kiểm định, đảm bảo quy định hiện hành;
+ Cột trạm được thiết kế là cột bê tông ly tâm, móng cột bê tông, các xà giá máy đỡ biến áp, thang trèo,... được mạ kẽm nhúng nóng theo quy định hiện hành.
- Đường dây hạ áp có chiều dài 30,4 km:
+ Khoảng cách thẳng đứng đến mặt đất tự nhiên khu vực đông dân cư > 5,5m cơ bản đảm bảo theo quy định hiện hành;
+ Khoảng cách đến mặt đường ô tô > 5m;
+ Có hệ thống tiếp đất.
- Hệ thống công tơ điện và dây dẫn vệ các hộ gia đình:
+ Hòm đựng công tơ bằng chất liệu composite, đảm bảo tiêu chuẩn;
+ Công tơ điện dùng cho các hộ gia đình đảm bảo về quy cách, mẫu mã và chất lượng theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
+ Dây nối dẫn các hộ dân là dây bọc, đảm bảo về chất lượng dẫn điện và an toàn điện;
+ Hành lang an toàn điện đảm bảo.
Chỉ tiêu 4.2. Tỷ lệ hộ có đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn 1.654/1.654 đạt tỷ lệ 100%.
- UBND xã Ban Công đã phối hợp với Điện lực Bá Thước thay thế, tu sữa, bảo dưỡng để cung cấp ổn định cho các hộ dân đủ điện sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh.
- Hành lang an toàn điện đảm bảo, hệ thống điện đảm bảo an toàn không xảy ra chết người, mất điện kéo dài trong mùa mưa bão; thực hiện đúng quy định quá trình sử dụng điện, không có khiếu nại, khiếu kiện và mất an toàn về điện trong thời gian qua.
Căn cứ Quyết định sô 2332/QĐ-BCT ngày 07/11/2023 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương, hệ thống điện xã Ban Công đạt yêu cầu kỹ thuật của ngành
điện, tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn trên địa bàn xã đạt 100%.
c. Đánh giá tiêu chí: Đạt theo quy định
5. Tiêu chí số 5 về Trường học
a. Yêu cầu của tiêu chí:
Tỷ lệ trường học các cấp (mầm non, tiểu học, THCS; hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS) đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất theo quy định; Xã có ≤3 trường: 100% đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu (trong đó: ≥50% đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1)
b. Kết quảthực hiện tiêu chí:
Xã Ban Công có 03 trường học và 01 Trung tâm học tập cộng đồng. Xã đạt, duy trì và giữ vững kết quả xây dựng NTM thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo,
cụ thể như sau:
- Trường Mầm non Ban Công: Có tổng diện tích là 1.084,7 m2. Nhà trường được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận là Trường đạt chuẩn quốc gia Mức độ 1 theo Quyết định số 349/QĐ-UBND ngày 30/01/2023 và được đánh giá trường học có cơ sở vật chất đạt mức độ 1 theo quy định.
- Trường THCS Ban Công: Có diện tích là: 4.943,1 m2. Nhà trường được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận Trường đạt chuẩn quốc gia Mức độ 1 theo Quyết định số: 5709/QĐ-UBND ngày 27/12/2021và được đánh giá trường học có cơ sở vật chất đạt mức độ 1 theo quy định.
- Trường Tiểu học Ban Công: Có diện tích là: 11.217,2 m2 gồm 03 khu. Nhà trường được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận là cơ quan văn hoá theo Quyết định số: 5429/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 đến nay trường cơ bản được đánh giá đạt chuẩn về cơ sở vật chất thiết yếu theo quy định.
* Đánh giá: Tỷ lệ trường học các cấp (mầm non, tiểu học &THCS đạt tiêu
chuẩn cơ sở vật chất theo quy định đạt tỷ lệ 100%).
c. Đánh giá tiêu chí: Đạt theo quy định
6. Tiêu chí số 6 Về cơ sở vật chất văn hóa
a. Yêu cầu của tiêu chí:
- Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã.
- Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định.
- Tỷ lệ thôn, bản có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng 100%.
b. Kết quả thực hiện
Chỉ tiêu 6.1. Xã Ban Công đã quy hoạch được quỹ đất xây dựng Trung tâm Văn hoá - Thể thao xã (tại Quyết định số 2416/QĐ-UBND ngày 05/7/2021 của UBND huyện Bá Thước về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030).
Khu Trung tâm thể thao, nhà văn hóa xã Ban Công được bố trí tại khu trung tâm xã bảo đảm tối thiểu 1.600 m2 đạt theo quy định.
- Hiện nay, xã có 01 Hội trường đa năng với diện tích là 589 m2 với 250 chỗ ngồi, hiện đang bố trí các trang thiết bị phục vụ cho hội nghị và các hoạt động văn hoá, văn nghệ trên địa bàn xã - Khu thể thao xã có bố trí sân cầu lông, sân bóng chuyền và các dụng cụ thể dục thể thao,… đảm bảo phục vụ nhu cầu luyện tập TDTT của Nhân dân; sân vận động xã hiện tại có sân bóng đá, có sân khấu ngoài trời,… cơ bản đáp ứng tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao ngoài trời của xã.
- Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã có tổng diện tích là 6.430 m2.Trong đó, sân thể thao xã có diện tích: 4.430m2;
- Sân vận động diện tích 4.430 m2 (có sân bóng đá đạt chuẩn, có đường chạy tập luyện và thi đấu, đảm bảo cho tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao ngoài trời, khu vui chơi giải trí cho trẻ em).
- UBND huyện Bá Thước đã ban hành Quyết định thành lập Trung tâm văn hoá, thể thao xã Ban Công, ban hành quy chế hoạt động và bộ máy hoạt động theo quy định tại Thông tư 12/2010/TT- BVHTTDL.
- Xã đã xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng cấp xã, thu hút đông đảo người dân tham gia sinh hoạt, hoạt động.
Chỉ tiêu 6.2. Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định:
- Điểm vui chơi giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi được bố trí tại khu thể thao của xã, được trang bị lắp đặt ghế đá, dụng cụ vui chơi, thể dục thể thao đảm bảo phục vụ nhu cầu vui chơi và giải trí cho trẻ em và người cao tuổi trong xã.
+ Điểm vui chơi giải trí và thể thao cho trẻ em được bố trí đảm bảo an toàn,
không gian rộng rãi, được bố trí các thiết bị đồ chơi phù hợp với điều kiện, nhu cầu
và đảm bảo điều kiện cho trẻ em theo quy định.
+ Khu giải trí dành cho người cao tuổi được bố trí không gian thoáng mát,
sạch sẽ, có cây xanh đảm bảo phục vụ cho các hoạt động đi bộ, tập dưỡng sinh,…
- Xã đã ban hành Kế hoạch phòng, chống đuối nước, triển khai đến các thôn,
trường học và Nhân dân; tổ chức tuyên truyền và các nội quy, thông tin tuyên truyền phòng chống đuối nước cho trẻ em tại các điểm sinh hoạt văn hoá cộng đồng đảm bảo theo quy định.
Chỉ tiêu 6.3. Sau khi thực hiện sát nhập Thôn theo Quyết định số 3110/QĐ-UBND, ngày 17/8/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa, xã Ban Công, huyện Bá Thước giữ nguyên 7 Thôn. Tỷ lệ thôn, bản có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng đạt 7/7 thôn chiếm 100%, đạt so với quy định (trong đó thôn Ba, thôn La Hán, được huyện hỗ trợ 400 triệu đồng, xã hỗ trợ 400 triệu nhân dân đóng góp 400 triệu để xây mới nhà văn hoá; thôn Tôm được huyện hỗ trợ 430 triệu đồng để sửa nhà văn hoá). 7/7 thôn trên địa bàn xã Ban Công có Nhà văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng và khu thể thao thôn.
- Các Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn được bố trí ở vị trí thuận tiện cho đi lại và sinh hoạt của người dân. Kiến trúc phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và bản sắc văn hóa của địa phương. Số chỗ ngồi của Nhà văn hóa thôn đảm bảo đáp ứng phục vụ 2/3 đại diện số hộ dân của thôn. Sân khấu nhà văn hóa đảm bảo 30 m2 theo quy định. Trang thiết bị bên trong Nhà văn hóa - Khu thể thao của 10 thôn được đảm bảo theo quy định như: Bộ tăng âm, âm ly, micro, loa; Bộ trang trí khánh tiết: Cờ tổ quốc, cờ Đảng, tượng Bác Hồ, phông màn sân khấu, băng khẩu hiệu, cờ trang trí…; Bàn ghế phục vụ sinh hoạt; tủ sách, tranh ảnh tuyên truyền phục vụ thiếu nhi….; Bản tin, nội quy hoạt động; một số dụng cụ thể thao như cầu lông, bóng chuyền, bóng đá,…Khu vực Nhà văn hóa, nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng và khu thể thao của 7/7 thôn được xây tường rào bao quanh tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp tại các thiết chế. Vệ sinh môi trường và cảnh quan khu vực nhà văn hóa, khu thể thao thôn, đảm bảo sạch sẽ, thân thiện.
- 7/7 Nhà văn hóa được gắn biển tên: Nhà Văn hóa - Khu thể thao thôn theo quy định.
- 7/7 thôn hàng năm đã xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động VHVN - TDTT đảm bảo thu hút được tỷ lệ người dân tham gia các hoạt động tại thiết chế văn hóa thôn.
c. Đánh giá tiêu chí: Đạt theo quy định.
7. Tiêu chí số 7 về Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
a. Yêu cầu tiêu chí:
Xã có chợ nông thôn hoặc nơi mua bán, trao đổi hàng hóa: Đối với xã có trong quy hoạch chợ của tỉnh giai đoạn 2021-2025, phải xây dựng chợ đạt chuẩn theo quy định.
b. Kết quả thực hiện tiêu chí:
Hạ tầng thương mại nông thôn xã Ban Công (Chợ Ban Công) đảm bảo quy định tại Quyết định số 1214/QĐ-BCT ngày 22/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về hướng dẫn thực hiện và xét công nhận Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM và xã NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025, cụ thể: Diện tích đất chợ theo hồ sơ địa chính là 807 m2 thuộc thửa 98 tờ bản đồ số 123. Chợ xã Ban Công là nơi mua bán chính của nhân dân trong xã và các xã lân cận như xã: Ban Công, thị trấn Cành Nàng huyện Bá Thước; xã Thành Lâm, Cổ Lũng, Lũng Cao..... Chợ xã Ban Công đã được Sở Công Thương Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 739/QĐ-SCT ngày 18/06/2024 về việc công nhận Chợ Ban Công, xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đạt chợ kinh doanh thực phẩm đối với chợ tạm.
Chợ Ban Công có 03 dãy nhà chợ chính với kết cấu mái tôn, kèo sắt hộp, cột sắt, nền bê tông; chợ họp vào buổi sáng thứ 4 và sáng thứ 7 hàng tuần với quy mô 34 gian hàng, có 34 hộ kinh doanh cố định với diện tích từ 10-12 m2 /01 gian hàng. Có bảng hiệu tên, địa chỉ và số điện thoại liên hệ với Ban Quản lý chợ. Có nhà điều hành. Có nhà vệ sinh riêng biệt nam/nữ. Có nơi để xe bằng bê tông. Có hệ thống bàn bán hàng tươi sống được lát gạch men hoặc ốp đá. Có 06 bình chữa cháy đảm bảo chất lượng, cân đối chứng. Có một bể nước 03m3, dùng cho công tác vệ sinh chung của chợ. Có khu thu gom rác tạm thời. Có hệ thống thoát nước quanh chợ. Có Ban Quản lý chợ được thành lập theo quy định pháp luật. Có Nội quy chợ đã được UBND huyện phê duyệt; niêm yết công khai Nội quy chợ tại chợ đã được UBND huyện Bá Thước phê duyệt tại Quyết định số 3953/QĐ- UBND, ngày 14/10/2020 và đã niêm yết công khai Nội quy chợ tại chợ để điều hành hoạt động và xử lý các vi phạm.
c. Đánh giá tiêu chí: Đạt theo quy định
8. Tiêu chí số 8 về Thông tin và truyền thông
a. Yêu cầu tiêu chí:
- Xã có điểm phục vụ bưu chính
- Xã có dịch vụ viễn thông, internet
- Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn
- Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành.
b) Kết quả thực hiện
Chỉ tiêu 8.1. - Xã Ban Công có 01 điểm phục vụ bưu chính là Điểm Bưu điện Văn hóa xã Ban Công (Mã số hiệu là 448210, diện tích 200 m2); Điểm phục vụ bưu chính có bán kính phục vụ nhỏ hơn 3 km; Phục vụ đủ cho nhân dân trên địa bàn xã. Điểm phục vụ có treo biển tên điểm phục vụ, có mặt bằng giao dịch khang trang, xanh, sạch, đẹp; Cơ sở vật chất trang thiết bị đầy đủ, đảm bảo cung ứng tốt các dịch vụ bưu chính tại địa phương, mở cửa hàng ngày phục vụ nhân dân trong và ngoài xã 08h/ngày, 06 ngày/tuần; cán bộ phục vụ gồm có 01 người, đảm bảo phục vụ tốt sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương. Cung cấp đầy đủ các dịch vụ bưu chính công ích theo yêu cầu của nhân dân.
Chỉ tiêu 8.2. Xã Ban Công có hạ tầng viễn thông cố định sẵn sàng cung cấp dịch vụ đến 100% các thôn trên địa bàn xã. Có hệ thống thông tin di động phủ sóng cung cấp dịch vụ di động băng thông rộng; Hạ tầng viễn thông sẵn sàng cung cấp dịch vụ điện thoại cố định, điện thoại di động, dịch vụ truyền hình qua mạng viễn thông (IPTV), dịch vụ Internet băng thông rộng cho Nhân dân trong xã. Trên địa bàn xã có 02 trạm BTS của các doanh nghiệp Viettel và vinaphon để cung cấp dịch vụ điện thoại di động, Internet qua mạng thông tin di động. Có hệ thống cáp và hộp cáp: Được lắp đặt dọc các tuyến đường ở các thôn trên địa bàn xã. Hộp cáp được lắp đặt ở 100% các thôn, Các tuyến cáp tuyến viễn thông, Internet, truyền hình treo trên cột được lắp đặt gọn gàng, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và đảm bảo mỹ quan.
Chỉ tiêu 8.3. Xã có đài truyền thanh thông minh và hệ thống loa các thôn: Xã có 01 máy tính phục vụ cho đài truyền thanh xã, nối phát tự động không dây tới 7 cụm loa phát thanh ở các thôn; 7/7thôn (đạt 100%) có hệ thống loa truyền thanh kết nối với Đài truyền thanh xã đảm bảo 100% hộ dân trong xã nghe được thông tin của đài truyền thanh.
Xã đã ban hành các văn bản quy định, quy chế hoạt động của Đài; Hoạt động của Đài truyền thanh xã thực hiện Quyết định số 1895/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa. Đài truyền thanh xã hoạt động ổn định, thường xuyên; thực hiện tiếp, phát sóng lại các Chương trình thời sự và chương trình phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thanh Hóa và Đài Truyền thanh huyện để phục vụ nhu cầu thông tin của nhân dân (phát sóng 2 lần/ngày), 45 chương trình/01 tuần; các chương trình phát thanh được lưu trữ thông tin trong thời gian 06 tháng theo quy định. Có lập sổ nhật ký về việc phát sóng tin, bài hàng ngày.
Chỉ tiêu 8.4. 100% cán bộ, công chức của xã có máy vi tính phục vụ nhiệm vụ chuyên môn; Phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc đã được khai thác, sử dụng hiệu quả, 100% văn bản đến được cập nhật, xử lý, ký số và gửi đi trên phần mềm, xã đã ban hành quy định về việc sử dụng phần mềm; 100% cán bộ, công chức của xã đã được cấp hộp thư điện tử công vụ của tỉnh; Phần mềm Một cửa điện tử được sử dụng hiệu quả, tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận, cập nhật, xử lý và có kết quả xử lý trên phần mềm Một cửa điện tử đạt 100%; Trang thông tin điện tử của xã đã cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo quy định (địa chỉ: phungminh.ngoclac.thanhhoa.gov.vn).
c. Đánh giá tiêu chí: Đạt theo quy định
9. Tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư
a. Yêu cầu tiêu chí:
- Không có nhà tạm, dột nát.
- Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố ≥85% (hoặc nhà ở bán kiên cố <15%)
b. Kết quả thực hiện tiêu chí:
Trong những năm qua nhân dân đầu tư xây dựng, tu sửa nhà cửa, kết quả cụ thể như sau:
Chỉ tiêu 9.1. Trên địa bàn xã đến thời điểm hiện nay không còn hộ gia đình ở trong nhà tạm, dột nát.
Chỉ tiêu 9.2. Đến nay tổng số hộ có nhà ở trên địa bàn xã Ban Công là 1.643 hộ, trong đó: Số hộ có nhà ở kiên cố (nhà ở nông thôn đạt chuẩn): 1.406/1.643 hộ, chiếm tỷ lệ 85,58 %.
Số hộ có nhà ở bán kiên cố, nhà ở dân cư chưa đạt chuẩn: 237 hộ, chiếm tỷ lệ 14,42 %;
Theo đó UBND xã tiếp tục tuyên truyền vận động người dân tự huy động nguồn lực chỉnh trang nhà ở dân cư đạt tiêu chuẩn theo quy định.
- Thực trạng kiến trúc, cảnh, quan khu dân cư tại xã Ban Công:
+ Kiến trúc, mẫu nhà của các hộ có nhà ở đạt chuẩn Bộ xây dựng, cơ bản
phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của người dân địa phương; vị trí bếp, công trình phụ trợ bố trí cơ bản phù hợp yêu cầu sử dụng, đảm bảo hợp vệ sinh.
+ Cảnh quan các khu dân cư của xã, cơ bản đã được chỉnh trang, đáp ứng
yêu cầu xanh, sạch, đẹp; khuôn viên các hộ dân cư được sắp xếp hợp lý, thuận tiện trong sinh hoạt, đáp ứng yêu cầu trong xây dựng nông thôn mới.
c. Đánh giá tiêu chí: Đạt theo quy định
10. Tiêu chí số 10 về Thu nhập
a. Yêu cầu tiêu chí:
Năm 2024: Thu nhập bình quân đầu người ≥ 46 triệu đồng/người/năm.
b. Kết quả thực hiện tiêu chí:
Phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nội dung quan trọng, mang tính ổn định bền vững, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới. Ý thức được điều đó, trong những năm qua ngoài việc xây dựng ban hành các cơ chế, chính sách để khuyến khích xây dựng hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội còn tăng cường ứng dụng kỹ thuật, khoa học công nghệ vào sản xuất. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả bền vững, xây dựng kế hoạch chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp năng suất, hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản.
Song song với việc phát triển sản xuất còn khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ gia đình phát triển và mở rộng dịch vụ thương mại, vận tải, sửa chữa cơ khí ... tạo điều kiện để thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư khai thác chế biến vật liệu xây dựng, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, số hộ giàu và khá tăng, cơ cấu lao động chuyển dịch hợp lý.
Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã năm 2013 chỉ đạt 28,3 triệu đồng/người/năm đến năm 2024 đã đạt 50,87 triệu đồng/người/năm.
c. Đánh giá tiêu chí: Đạt theo quy định
11. Tiêu chí số 11 về Hộ nghèo đa chiều
a. Yêu cầu tiêu chí:
- Tỷ lệ nghèo đa chiều ≤6,5%
b) Kết quả thực hiện:
* Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều (%) 34/1643 hộ= 2,07%
Tỷ lệ hộ cận nghèo đa chiều (%) 57/1643 hộ= 3,47%
Tỷ lệ nghèo đa chiều của xã = 2,07% + 3,47% = 5,54%.
c. Đánh giá tiêu chí: Đạt theo quy định
12. Tiêu chí số 12 về Lao động
Yêu cầu tiêu chí:
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo (Áp dụng cho cả nam và nữ) đạt ≥ 75%.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng chứng chỉ ( Áp dụng cho cả nam và nữ) đạt ≥ 25%.
b) Kết quả thực hiện:
- Tổng lực lượng lao động trên địa bàn: 4.072 người
- Số lao động qua đào tạo trên địa bàn: 3.133 người
- Số lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ trên địa bàn: 1.097 người.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo được xác định theo công thức sau đây:
Chỉ tiêu 12.1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo | 3.133 | x 100% | = 76,94 % |
4.072 |
Chỉ tiêu 12.2. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ được xác định theo công thức sau đây:
Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ | 1.097 | x 100% | = 26,94% |
4.072 |
c. Đánh giá tiêu chí: Đạt theo quy định
13. Tiêu chí số 13 về Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn
a. Yêu cầu tiêu chí:
- Xã có hợp tác xã hoạt động hiệu quả và theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã
- Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực đảm bảo bền vững.
- Thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã gắn với xây dựng vùng nguyên liệu và được chứng nhận VietGAP hoặc tương đương
- Có kế hoạch và triển khai kế hoạch bảo tồn, phát triển thôn nghề, thôn nghề truyền thống (nếu có) gắn với hạ tầng về bảo vệ môi trường
- Có tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả
b. Kết quả thực hiện
Chỉ tiêu 13.1. Xã có 01 Trên địa bàn có Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Ban Công được thành lập năm 2021; được tổ chức và hoạt động theo luật HTX năm 2016 với 14 thành viên, trong đó ban Hội đồng quản trị là 3 người có 2 người có trình độ văn hoá 12/12 và trình độ trung cấp và 01 người trình độ văn hoá 12/12, trụ sở của HTX được xây dựng trên quỹ đất, tại thửa đất 577, diện tích là 1163 m2, thuộc tờ bản đồ số 97, bản đồ địa chính tỷ lệ 1/200, địa chỉ thửa đất thôn Ba, xã Ban Công. Vị trí đất đã được HTX DV thuê với hộ gia đình ông Lê Xuân Tuyên thôn Ba, xã Ban Công. HTX hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp với nguồn vốn điều lệ 1 tỷ đồng; số vốn và tài sản hiện tại là 500 triệu đồng. Hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp: Dịch vụ du lịch, cung ứng sản phẩm nông nghiệp. Hàng năm, kết quả xếp loại HTX đạt loại khá theo Thông tư 01/2020/TT-BKHĐT ngày 19/02/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Chỉ tiêu 13.2.Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững:
Xã xác định sản phẩm chủ lực trên địa bàn xã là mía, ngô, lúa. Hàng năm, hợp tác xã NN&DL Ban Công ký hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu sản sản phẩm gạo nếp Cú Mắc Cải. Tỷ lệ bao tiêu mía đạt 100%. Ngoài ra HTX còn hỗ trợ hộ dân thôn Cả, thôn La Hán thực hiện ký hợp đồng với công ty mía đường Lam Sơn để bao tiêu mía nguyên liệu.
Chỉ tiêu 13.3.Thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã gắn với xây dựng vùng nguyên liệu và được chứng nhận VietGAP theo quy định.
Xã đã xác định sản phẩm chủ lực trên địa bàn xã là gạo nếp Cú Mắc Cải. Diện tích trồng lúa trên địa bàn xã là 15 ha, trong đó có 02 ha gạo Cú Mắc Cải được Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng nông lâm thuỷ sản Thanh Hoá cấp Giấy chứng nhận VietGAP (Mã số chứng nhận:)
Sản phẩm được HTXNN&DL Ban Công ký hợp đồng với các cử hàng, homsay trên địa bàn huyện để bao tiêu. HTX NN&DL Ban Công đã ký hợp đồng với Trung tâm kinh doanh VNPT Thanh Hóa để ứng dụng chuyển đổi số thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm đảm bảo các yêu cầu lưu trữ, truy xuất thông tin ở mỗi công đoạn từ sản xuất đến lưu trữ, chế biến và thương mại sản phẩm. Đến nay, đã có 720 tem truy xuất nguồn gốc được dán.
Chỉ tiêu 13.4.Hiện nay, trên địa bàn xã không có làng nghề, làng nghề truyền thống.
Chỉ tiêu 13.5.Xã có Tổ khuyến nông cộng đồng được thành lập và kiện toàn tại Quyết định số 135/QĐ-UBND ngày 05/8/2022 của Chủ tịch UBND xã Ban Công và hoạt động có hiệu quả. Tổ đã thực hiện tốt việc thông tin, tuyên truyền về hỗ trợ phát triển sản xuất, in ấn phát hành 335 tờ rơi tuyên truyền về quy trình kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản để tuyên truyền, hướng dẫn những quy trình kỹ thuật mới, giúp bà con nông dân ứng dụng vào thực tế sản xuất; tham gia 05 mô hình phát triển kinh tế trên địa bàn xã được tổ khuyến nông cộng đồng hướng dẫn hỗ trợ, trong đó có 01 mô hình chăn nuôi Vịt giống; 01 mô hình nuôi ong; 01 mô hình trồng cây Quýt hoi; 01 mô hình nuôi gà, 01 mô hình nuôi Vịt; tham gia tổ chức 02 lớp 130 trong 01 lớp tham gia nuôi và điều trị bệnh cho đàn gia súc và 01 lớp nuôi và điều trị bệnh cho đàn gia cầm; tư vấn hỗ trợ phát triển hợp tác xã mở rộng các dịch vụ; tư vấn cho HTX ký kết 02 hợp đồng liên kết sản xuất, kết nối thị trường; tham gia tích cực vào các hoạt động phát triển cộng đồng tại địa phương.
c. Đánh giá tiêu chí: Đạt theo quy định
14. Tiêu chí số 14 về Giáo dục và đào tạo
a) Yêu cầu tiêu chí:
- Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2; tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt từ 98% trở lên; phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2; đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; trung tâm học tập cộng đồng được đánh giá/xếp loại khá;
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, giáo dục thường xuyên và trung cấp) đạt ≥ 85%.
b) Kết quả thực hiện
Chỉ tiêu 14.1.
- Xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi theo Quyết định số Quyết định 22/QĐ-UBND ngày 03/01/2024 của UBND huyện Bá Thước.
+ Tỷ lệ trẻ 5 tuổi đến lớp đạt 100% (95/95);
+ Tỷ lệ trẻ 6 tuổi hoàn thành chương trình GDMN đạt 100% (92/92);
- Xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 theo Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 03/01/2024 của UBND huyện Bá Thước.
- Tỷ lệ trẻ 6 tuổi năm học 2023 -2024 vào lớp 1: 92/92 đạt 100%;
+ Tỷ lệ trẻ em đến 14 tuổi hoàn thành chương trình GDTH năm học 2023-2024, 405/414 đạt 97,83%;
- Xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3 theo Quyết định số Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 03/01/2024 của UBND huyện Bá Thước.
+ Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15-18 tuổi tốt nghiệp THCS: 63/63, đạt 100%
+ Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15-18 tuổi đang học chương trình GDPT hoặc GDTX cấp THPT hoặc GDNN: 57/63 đạt 90,48%
- Xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 3 theo Quyết định 22/QĐ-UBND ngày 03/01/2024 của UBND huyện Bá Thước.
+ Tỷ lệ người trong độ tuổi từ 15-25 được công nhận biết chữ đạt 100%; (761/761 người )
+ Tỷ lệ người trong độ tuổi từ 15-35 được công nhận biết chữ đạt 100%; (2.000/2.005 người)
+ Tỷ lệ người trong độ tuổi từ 15-60 được công nhận biết chữ đạt 100%; (4.414/4.462 người )
- Trung tâm học tập cộng đồng được đánh giá/xếp loại Tốt theo Quyết định số 2.938/QĐ-GD&ĐT ngày 16/12/2022, của Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bá Thước
Chỉ tiêu 14.2.
- Năm học 2023 -2024: Có 57/63 học sinh tốt nghiệp THCS và tiếp tục học trung học (phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp) đạt tỷ lệ 90,48%.
c. Đánh giá tiêu chí: Đạt theo quy định
15. Tiêu chí số 15 về Y tế
a) Yêu cầu tiêu chí
- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) đạt ≥ 90%.
- Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) ≤22%.
- Tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử đạt ≥ 50%.
b) Kết quả thực hiện
Chỉ tiêu 15.1. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) đạt ≥ 90%.
Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt: 5.959/6.494 khẩu đạt 91,17 %.
Chỉ tiêu 15.2. Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế
Xã Ban Công đã được Sở Y tế phê duyệt công nhận đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn đến năm 2020 vào năm 2022 theo Quyết định số 2530 ngày 21 tháng 07 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa; Từ năm 2022 đến nay, hàng năm đều được ngành y tế rà soát đánh giá, đảm bảo duy trì Bộ tiêu chí. Được Trung tâm y tế huyện Bá Thước kiểm tra, đánh giá luôn giữ vững Bộ tiêu chí quốc gia về y tế.
Chỉ tiêu 15.3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) thấp hơn 22%
Xã Ban Công, huyện Bá Thước có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 22% và có chiều hướng giảm trong 5 năm gần đây, cụ thể tại thời điểm điều tra gần nhất (tháng 6/2024), tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi của xã đạt được như sau: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao/tuổi) 77/363 em, tỷ lệ đạt 21,2 %; Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi) 47/263 em, tỷ lệ đạt 12,9%.
Chỉ tiêu 15.4. Tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử, yêu cầu đạt trên 50%.
Xã Ban Công đã xây dựng kế hoạch triển khai lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân trên địa bàn, cập nhật thông tin sức khỏe của người dân vào hồ sơ sức khỏe điện tử, thực hiện quản lý sức khỏe người dân qua phần mềm quản lý hồ sơ, sức khỏe điện tử. Kết quả, có 6732/6.778 người dân đã được tạo dựng hồ sơ sức khỏe điện tử và theo dõi trên phần mềm quản lý, đạt 99,32% người dân trên địa bàn; tương ứng với tỷ lệ 99,32% người dân trên địa bàn xã Ban Công có sổ khám chữa bệnh điện tử.
c. Đánh giá tiêu chí: Đạt theo quy định
16. Tiêu chí số 16 về Văn hóa
a. Yêu cầu tiêu chí:
Tỷ lệ thôn, bản đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định, có kế hoạch và thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới đạt ≥ 75%.
b. Kết quả thực hiện tiêu chí:
Xã Ban Công, huyện Bá Thước có 7 thôn: thôn Tôm, thôn Nghìa, thôn Chiềng Lau, thôn Ba, thôn Sát, thôn La Hán, thôn Cả. 7/7 thôn có nhà văn hóa khang trang, sạch đẹp, diện tích khuôn viên các nhà văn hóa, cơ sở vật chất bên trong nhà văn hóa đạt chuẩn theo quy định.
- Tỷ lệ thôn được công nhận danh hiệu “Khu dân cư văn hoá” theo quy định
tại Nghị định 122/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Chính phủ: Năm 2021 có 7/7thôn, đạt tỷ lệ 100%; Năm 2022 có 7/7 thôn đạt tỷ lệ 100%; Năm 2023, xã có 7/7 thôn, đạt tỷ lệ 100%.
- Tỷ lệ “gia đình văn hoá” theo quy định tại Nghị định 122/2018/ NĐ-CP của Chính phủ: Năm 2021 đạt 80,93%; Năm 2022 đạt 80,33%; Năm 2023 đạt 80%. năm 2023, đạt tỷ lệ 76,7%.
- Tại thời điểm xét công nhận trên địa bàn xã Ban Công không xảy ra các vụ bạo lực gia đình có tính chất nổi cộm; không có các đơn thư khiếu nại, khiếu kiện và các vi phạm trong quản lý di tích trên địa bàn; xã thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
c. Đánh giá tiêu chí: Đạt theo quy định
17. Tiêu chí số 17 về Môi trường và an toàn thực phẩm
a. Yêu cầu của tiêu chí:
17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn: Đạt ≥45%.
17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, thôn nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường. Đạt ≥ 95%
17.3. Cảnh quan, không gian xanh - sạch - đẹp, an toàn; không để xảy ra tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung. Đạt
17.4. Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn. Đạt ≥2m2/ người.
17.5.Mai táng, hỏa táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch. Đạt
17.6. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định. Đạt 75%.
17.7. Tỷ lệ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Đạt 100%
17.8. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch. Đạt là 85%
17.9. Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi đảm bảo các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường. Đạt 70%
17.10. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm. Đạt 100%
17.11. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn. Đạt ≥30%.
17.12. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định. Đạt ≥50%.
b. Kết quảthực hiện tiêu chí:
Chỉ tiêu 17.1.
- Tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh: 1.632/1.643 hộ, bằng 98,91%;
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch toàn xã là: 920/1643 = 56% (Trong đó: 56% nước sạch từ hệ thống máy lọc nước mini hộ gia đình).
Chỉ tiêu 17.2.Trên địa bàn xã không có cơ sở thuộc đối tượng lập hồ sơ môi trường; có 56 hộ sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản không thuộc đối tượng phải lập hồ sơ, thủ tục về môi trường chủ yếu thuộc loại hình loại hình sửa chữa xe máy, đồ mộc dân dụng, cơ khí, xay xát,... Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các hộ đã cơ bản chấp hành tốt công tác bảo vệ môi trường, thực ̣ hiện đúng và đầy đủ các biện pháp thu gom, quản lý và xử lý chất thải phát sinh theo quy định. Trong năm 2024, UBND xã không nhận được phản ánh của người dân về việc chấp hành công tác BVMT của các hộ này.
- Làng nghề: Trên địa bàn xã không có làng nghề được công nhận.
Chỉ tiêu 17.3.Cảnh quan, không gian xanh - sạch - đẹp, an toàn; không để xảy ra tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung.
Đảng uỷ xã, Hội đồng nhân dân và UBND xã đã ban hành các Kế hoạch
hành động bảo vệ môi trường; trong đó, giao các Chi hội, đoàn thể thôn phụ trách
công tác vệ sinh môi trường tại các khu vực công cộng của thôn, xã và các khu
dân cư.
Các hộ dân thường xuyên quét dọn đoạn đường trước nhà mình hằng ngày,
tích cực cải tạo vườn, chỉnh trang nhà cửa, sân vườn tường rào, cổng ngõ sạch đẹp;
các thôn tổ chức định kỳ 01 lần/tuần vào chủ nhật hàng tuần tổ chức dọn dẹp, phát
quang hành lang hai bên đường làng, ngõ xóm, đảm bảo luôn xanh, sạch, đẹp.
Chỉ tiêu 17.4. Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư
nông thôn trên địa bàn xã Ban Công, huyện Bá Thước là đất cây xanh thuộc các khu vực: Sân thể dục, thể thao của xã, của thôn; Khuôn viên nhà văn hóa của xã, của thôn; Khuôn viên các trường học; trạm y tế; Khuôn viên công sở xã … Loài cây xanh được trồng chủ yếu là: Bằng Lăng, Giáng Hương, hoa Ban, hoa Phượng, Lát, cây cau….
Tại thời điểm đánh giá, trên địa bàn xã có dân số 6.643 người, tổng diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn là 44.122,2m2. Tỷ lệ đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn đạt 44.122,2 m2/6.643 người = 6,9 (m2/người).
Chỉ tiêu 17.5. Mai táng, hỏa táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch.
Xã Ban Công đã triển khai thực hiện việc mai táng trên địa bàn xã đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 03/4/2016 của Chính phủ về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang; Nghị định số 98/2019/NĐ-CP ngày 27/12/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật; quy định của Bộ Y tế tại Thông tư 21/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 quy định về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng. Cụ thể:
- Công tác ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nghĩa trang:
+ UBND xã Ban Công đã ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nghĩa
trang tại Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 15/01/2024; Theo QHC xã Ban Công
được phê duyệt, trên địa bàn xã được quy hoạch 01 nghĩa trang (hiện tại do lịch
sử để lại, xã Ban Công thực hiện an táng cho người từ trần của 7 thôn tại 7
nghĩa trang; về lâu dài chỉ sử dụng 01 nghĩa trang và xây dựng lộ trình đóng cửa 6 nghĩa trang theo QHC xây dựng xã được phê duyệt).
- Công tác quản lý tại các nghĩa trang:
+ UBND xã Ban Công đã giao bộ phận chuyên môn lập và cập nhật thường xuyên danh sách mai táng tại các nghĩa trang.
+ Thực hiện mai táng theo vị trí xác định theo quy hoạch được phê duyệt;
+ Các nghĩa trang được xây dựng hàng rào (rào xây, hoặc rào thép gai kết
hợp cây xanh);
+ Chất thải trong các hoạt động mai táng được thu gom sử lý tại khu vực
riêng biệt bằng hình thức đốt và chôn lấp, nhằm không gây ô nhiểm môi trường;
việc mai táng được tuân thủ các quy định về mai táng, đáp ứng được các yêu cầu
về vệ sinh môi trường.
Chỉ tiêu 17.6.Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định.
Tổng số hộ trên địa bàn xã là 1.643 hộ, thực tế thu gom chất thải rắn sinh hoạt về bãi rác và các hộ tự thu gom xử lý 1.272 hộ, đạt 77,4 %.
- Đối với chất thải không nguy hại phát sinh là 11,022 tấn, thu gom xử lý 8,536 tấn đạt 77,4 %.
Chỉ tiêu 17.7. Tỷ lệ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- Toàn xã có 183 thùng rác chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, có nắp đậy đảmbảo vệ sinh môi trường. Tại mỗi xứ đồng của từng thôn có đặt các thùng rác chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật. UBND xã và các tổ chức đoàn thể cùng các thôn thường xuyên lồng ghép tuyên truyền để nâng cao nhận thức của bà con nhân dân về tác hại của việc sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu, trừ cỏ đến môi trường và sức khoẻ con người, đồng thời có các biện pháp xử lý nghiêm với các hành vi như lạm dụng quá mức thuốc BVTV, vứt bao bì, chai lọ sau khi phun không đúng nơi quy định.
- Chất thải rắn y tế: Trạm y tế đã thực hiện các biện pháp phân loại, thu gom
và xử lý rác thải y tế theo quy định; hợp đồng thu gom rác thải y tế với Bệnh viện
Đa khoa huyện Bá Thước vận chuyển đi xử lý theo quy định.
Chỉ tiêu 17.8. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch:
Xã Ban Công đã tổ chức có hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường phòng, chống bệnh tật, phát động, hưởng ứng phong trào 5 không, ba sạch trên địa bàn xã. Theo báo cáo của xã, đối chiếu với báo cáo tình trạng 3 công trình vệ sinh hàng năm và qua kiểm tra đột xuất tại một số hộ gia đình trên địa bàn xã cho thấy: Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhà tiêu an toàn và đảm bảo 3 sạch trên địa bàn xã Ban Công Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhà tiêu an toàn và đảm bảo 3 sạch trên địa bàn xã Ban Công đạt 88%.
Tỷ lệ số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh: 1.443/1.643 hộ = 87,83%
Tỷ lệ số hộ gia đình có nhà tắm hợp vệ sinh: 1.447/1.643 = 88,07%
Tỷ lệ số hộ gia đình có bể chứa nước hợp vệ sinh: 1.448/1.643 = 88,31%
Chỉ tiêu 17.9. Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã là 22.597 con: Tổng đàn trâu, bò: 797 con, đàn lợn: 754 con, đàn gia cầm 21.046 con. Tổng số cơ sở chăn nuôi trên địa bàn xã là 457 cơ sở chăn nuôi, 100% cơ sở chăn nuôi quy mô nông hộ, dưới 10 đơn vị vật nuôi. Trong các cơ sở chăn nuôi, có 61 cơ sở chăn nuôi lợn; 427 cơ sở chăn nuôi trâu, bò; 101 cơ sở chăn nuôi gia cầm. Áp dụng theo quy định tại điều 21, Nghị định 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ.Tại thời điểm kiểm tra đánh giá xã có 377/457 hộ cơ sở chăn nuôi đảm bảo các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường đạt tỷ lệ 82,49%.
Thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại và khu vực chăn nuôi; 100% số hộ chăn nuôi trong xã đều thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi ban đầu với UBND xã và khi với sự biến động về số đầu vật nuôi trong mỗi quý. Các hộ chăn nuôi đều thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng đàn vật nuôi, không có trường hợp đánh đập hay thô bạo với vật nuôi. 100% số hộ chăn nuôi thực hiện ký cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường với UBND xã; UBND xã định kỳ kiểm tra việc thực hiện ký cam kết của các hộ.
Chỉ tiêu 17.10. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm. Đạt 100%.
Xã Ban Công, huyện Bá Thước đã thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo; BanNông nghiệp và Tổ giám sát cộng đồng công tác an toàn thực phẩm; Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn xã; xã đã được UBND tỉnh công nhận xã An toàn thực phẩm tại Quyết định
số 2717/QĐ-UBND ngày 20/07/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh.
Trên địa bàn xã Ban Công có 134 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm; tất cả các cơ sở này được ký cam kết hoặc cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định, thường xuyên được kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.
Xã tổ chức tuyên truyền cho người dân về phòng chống ngộ độc thực phẩm nói chung và ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên nói riêng như độc tố của cóc, nấm độc,... đồng thời tuyên truyền người dân không ăn côn trùng lạ, quả lạ có thể gây ngộ độc. Tổ chức tập huấn về an toàn thực phẩm cho 100% số hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Chỉ tiêu 17.11. - Việc thu gom và phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn đã được UBND xã tuyên truyền, vận động. Đến nay, trên địa bàn xã, rác thải hữu cơ được tận dụng làm phân bón, rác thải có thể tái chế được thu gom và bán cho đơn vị thu gom phế liệu, rác thải vô cơ, hữu cơ khó phân hủy không tái chế được được hợp đồng với Công ty TNHH An Phúc Hưng để thu gom, vận chuyển đi xử lý tại bãi chôn lấp rác thải chung của huyện theo quy định với tần suất 3lần/tuần.
- Số hộ phân loại CTR tại nguồn là 545 hộ/1.643 hộ, đạt 33,17%.
Chỉ tiêu 17.12. - Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong năm 2024 của toàn xã ước tính khoảng 882kg / ngày, tương đương khoảng 299,8 tấn/ năm. Trong dó lượng rác thải nhựa tối đa chiếm 5% rác thải sinh hoạt, tương đương 15 tấn/năm
- Tổng lượng chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn xã được thu gom, tái sử dụng, tái chế phế liệu khoảng 7,7 tấn/15 tấn đạt 51,2%.
c) Đánh giá tiêu chí: Đạt theo quy định.
18. Tiêu chí số 18 về Hệ thống tổ chức chính trị và tiếp cận pháp luật
a) Yêucầucủatiêuchí:
- Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn.
- Đảng bộ, chính quyền xã được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
- Tổ chức chính trị - xã hội của xã được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên đạt 100%
- Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định.
- Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; phòng chống xâm hại trẻ em; bảo vệ và hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn (nếu có); bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong gia đình và đời sống xã hội.
- Có kế hoạch và triển khai kế hoạch bồi dưỡng kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho người dân, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Phát triển thôn.
b) Kếtquảthựchiệntiêuchí:
Chỉ tiêu 18.1.Cán bộ xã Ban Công, huyện Bá Thước đạt tiêu chuẩn chung được quy định tại Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ và các tiêu chuẩn cụ thể được quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ;
- Công chức xã Ban Công, huyện Bá Thước đạt tiêu chuẩn chung được quy định tại Điều 3, Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ vềcông chức xã, phường, thị trấn và các tiêu chuẩn cụ thể được quy định tại Điều 1Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ.
Xã Ban Công là xã loại II, thuộc đơn vị hành chính cấp xã sắp xếp theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 củaỦy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính. Số lượng cán bộ, công chức đang bố trí tại thời điểm là 19 người (trong đó: 11cán bộ và 8công chức. Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tích HĐND xã ). Chất lượng, trình độ chuyên môn của cán bộ và công chức đảm bảo theo quy định.
Chỉ tiêu 18.2.Năm 2021, Đảng bộ xã Ban Công được Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bá Thước đánh giá “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”, năm 2022 và năm 2023 đánh giá “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” theo quy định của Ban Tổ chức Trung ương.
- Năm 2021, năm 2022 và năm 2023, Chính quyền xã Ban Công được Ủy ban nhân dân huyện Bá Thước đánh giá “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” theo quy định của UBND tỉnh.
Chỉ tiêu 18.3.Năm 2021, 2022, 2023 MTTQ và cáctổchứcđoànthểchínhtrị- xãhội xã Ban Côngđềuđược MTTQ và cáctổchứcđoànthểchínhtrị- xãhội huyện đánh giá, xếp loại “Hoànthànhtốtnhiệmvụ” trở lên.
Chỉ tiêu 18.4.Xã Ban Công được công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theoQuyết định số 437/QĐ- UBND ngày 02/02/2023 của Chủ tịch UBND huyện Bá Thước.
- Điểm số tự đánh giá: 90,5 điểm
- Kết quả đánh giá sự hài lòng về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện
thủ tục hành chính: 100%.
- Trong năm không có trường hợp cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật.
Chỉ tiêu 18.5.Đảmbảobìnhđẳnggiớivà phòngchốngbạolựcgiađình; bảovệvà hỗtrợnhữngngườidễbịtổnthươngtrongcáclĩnhvựccủagiađìnhvà đờisốngxã hội. Cụ thể:
- Cơ cấu nữ lãnh đạo chủ chốt cấp xã 01 người (bà Bùi Thị Luyến giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND xã Ban Công).
- Có 28/54 người nữ tham gia Hợp tác xã, dự án giảm nghèo, mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực của xã, đạt tỷ lệ 51,8%.
- Tính đến thời điểm thẩm tra, toàn xã không có trường hợp tảo hôn, cưỡng hôn, không có trẻ sinh ra bị chết.
- Xã Ban Công có 01 địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh ở cộng đồng đặt tại Trạm y tế xã theo Quyết định số 75/QĐ-UBND ngày 02/4/2024 của Chủ tịch UBND xã Ban Công.
- Xã Ban Công bố trí 01 cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em là bà Đinh Thị Thu - CC LĐTB&XH xã tại Quyết định số 76/QĐ-UBND ngày 02/4/2024 của Chủ tịch UBND xã Ban Công.
- Xã Ban Công có Ban bảo vệ trẻ em được thành lập theo Quyết định số 79/QĐ-UBND ngày 02/4/2024 của Chủ tịch UBND xã Ban Công do đồng chí CT UBND xã làm trưởng ban. Ban bảo vệ trẻ em xã hoạt động theo quy chế được phê duyệt.
- UBND xã Ban Công đã ban hành kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 11/ 02/2024 về thực hiện Chương trình chăm sóc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn xã. 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn được giúp đỡ, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.
Chỉ tiêu 18.6.- Xã Ban Công đã ban hành Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 15/03/2024 của UBND xã về việc bồi dưỡng kiến thức cho Ban phát triển thôn và người dân trên địa bàn xã.
- UBND xã Ban Công đã tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành các mục
tiêu, chỉ tiêu Kế hoạch đề ra. Phát huy tốt vai trò của Ban phát triển thôn trong
xây dựng NTM. Quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để người dân phát huy vai trò
chủ thể, tham gia các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
- Về số lượng cán bộ tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức xây
dựng NTM: 1.617 người (bao gồm 02 người do văn phòng điều phối NTM tỉnh Thanh Hoá và 03 người công an tỉnh tổ chức; 50 người tham gia lớp tập huấn do huyện Bá Thước tổ chức; xã đã tổ chức các lớp 1.562 người tập huấn kiến thức về xây dựng NTM cho cán bộ, công chức thuộc BCĐ xây dựng NTM xã, Ban phát triển thôn; và người dân trên địa bàn).
- Nội dung tập huấn gồm: Những vấn đề trọng tâm của Chương trình xây
dựng NTM, giai đoạn 2021 - 2025; nội dung các tiêu chí NTM cấp xã, NTM cấp
thôn; phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM; Công tác giữ
gìn, bảo vệ môi trường ở nông thôn; Chuyển đổi số trong xây dựng NTM,...
c) Đánh giá tiêu chí: Đạt theo quy định
19. Tiêu chí số 19 về Quốc phòng và an ninh
a. Yêu cầu tiêu chí:
- Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quân sự, quốc phòng.
- Không có hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia; không có khiếu kiện đông người kéo dài trái pháp luật; không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc phạm các tội về xâm hại trẻ em; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc,…) và tai nạn giao thông, cháy, nổ được kiềm chế, giảm so với năm trước; có một trong các mô hình (phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy) gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoạt động thường xuyên, hiệu quả.
b. Kết quả thực hiện tiêu chí:
Chỉ tiêu 19.1. UBND xã xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quân sự, quốc phòng, cụ thể:
- Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ “vững mạnh, rộng khắp”: Xã Ban Công có tổ chức Ban chỉ huy quân sự và cán bộ dân quân tự vệ đảm bảo theo quy định và yêu cầu tiêu chí về số lượng, chất lượng, bảo đảm chính sách và cơ sở vật chất:
- Ban CHQS xã Ban Công xây dựng đầy đủ các loại kế hoạch hoạt động theo đúng quy định và hướng dẫn của ngành chuyên môn (Theo thông tư số 43/2020/TT - BQP).
- UBND xã thực hiện tốt việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ: Trong 03 năm gần kề đều hoàn thành 100% chỉ tiêu quân sự được giao (Năm 2021 là 9 bộ đội, năm 2022 là 9 bộ đội, năm 2023 là 10 bộ đội) đảm bảo chất lượng về sức khỏe, văn hóa, tiêu chuẩn chính trị, không để bù đổi, loại trả, không có quân nhân đào bỏ ngũ.
- UBND xã cử cán bộ tham gia lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức QP-AN cho các đối tượng do Ban Chỉ huy Quân sự huyện tổ chức.
- Lực lượng Dự bị động viên: Toàn xã có 95 đ/c QNDB hạng 1 (trong đó SQ = 05 đ/c, HSQ-BS = 90) và 183 QNDB hạng 2, chưa biên chế sắp xếp vào đơn vị DBĐV huyện. Sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ khi có lệnh huy động quân nhân dự bị, luôn bảo đảm 100% quân số theo chỉ tiêu được giao.
UBND xã thực hiện tốt việc đăng ký phương tiện kỹ thuật phục vụ chiến đấu: Phương tiện vận chuyển đường bộ = 16 (xe tải = 4 cái; xe con = 10 cái; máy xúc = 02 cái), kho tàng, bến bãi, nhà xưởng sẵn sàng cho động viên thời chiến.
- Công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng: Ban CHQS xã có kế hoạch, chương trình phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thực nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; phối hợp với công an giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết và ký kết chương trình phối hợp năm sau đầy đủ theo quy định.
- UBND xã Ban Công thực hiện tốt công tác chính sách đảm bảo theo quy định.
- Tình hình an ninh chính trị: Địa bàn xã luôn ổn định, không có các vụ khiếu kiện đông người, vượt cấp kéo dài; không có các tổ chức phản động hoạt động trên địa bàn; không có các vụ trọng án hình sự.
- Khen thưởng: Hàng năm Ban CHQS xã luôn được cấp trên đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ. Năm 2020 được Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen; năm 2022 được Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh tặng danh hiệu đơn vị tiên tiến.
Chỉ tiêu 19.2. Hằng năm, Đảng ủy xã có Nghị quyết về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ bảo đảm ANTT; Ủy ban nhân dân xã có kế hoạch về công tác bảo đảm an ninh, trật tự (ANTT) và tổ chức thực hiện hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) trên địa bàn.
Về an ninh nông thôn: Không xảy ra các hoạt động chống Đảng, chống chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; hoạt động phá hoại các mục tiêu, công trình trọng điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng; tuyên truyền, phát triển tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật; hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, tranh chấp, khiếu kiện gây phức tạp về ANTT; hoạt động ly khai, đòi tự trị.Không có khiếu kiện đông người, kéo dài trái pháp luật.
Về trật tự an toàn xã hội: Số vụ việc xảy ra về trật tự xã hội trên địa bàn được kiềm chế: Năm 2022 xảy ra 03 vụ; năm 2023 xảy ra 01 vụ; năm 2024 xảy ra 06 vụ. Không có công dân cư trú phạm tội đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); tệ nạn xã hội; tai nạn giao thông, cháy, nổ được kiềm chế, giảm so với năm trước. Các vụ việc về ANTT xảy ra trên địa bàn đều được giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật, không gây bức xúc trong dư luận Nhân dân.
Năm 2024 trên địa bàn xảy ra 01 vụ = 01 đối tượng xảy ra ngày 09/02/2024 và bị Tòa án Nhân dân huyện Bá Thước kết án 30 tháng tù treo, giảm so với năm 2023 là 02/01 vụ = 50%. Giảm 3/1 đối tượng = 33,3% . Sau khi vụ án xảy ra, Công an xã đã chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền về phương thức thủ đoạn của các loại tội phạm: Giết người, cố ý gây thương tích, hiếp dâm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm về ma túy bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: Thông qua Hội nghị với các ban, ngành, đoàn thể, các thôn, qua hệ thống loa truyền thanh, qua các trang mạng xã hội zalo, facebook..., các băng zôn, khẩu hiệu, tờ rơi, nhằm nâng cao nhận thức của người dân về ý thức chấp hành pháp luật và phòng ngừa tội phạm, nhất là thanh thiếu niên hư, các đối tượng có tiền án, tiền sự; đối tượng quản lý bằng pháp luật và quản lý bằng nghiệp vụ; đồng thời thực hiện nghiêm túc công tác tuần tra vũ trang, tuần tra Nhân dân, xây dựng kế hoạch bảo đảm ANTT và phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên địa bàn, qua đó góp phần giữ vững tình hình ANTT. Công an xã làm tốt trong triển khai các biện pháp công tác Công an trong thực hiện bảo đảm ANTT và hoàn thành các tiêu chí ANTT trong xây dựng nông thôn mới theo chỉ đạo của Công an tỉnh. Sau hơn 1 năm tình hình ANTT trên địa bàn xã ổn định, không để xảy ra vụ việc về xâm hại trẻ em trên địa bàn.
Về xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ:Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ được xây dựng, phát triển sâu rộng với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện địa bàn dân cư. Lực lượng Công an xã đã phát huy vai trò nòng cốt tích cực, chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
Năm 2022, 2023 xã đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” theo Thông tư số 124/TT-BCA ngày 28/12/2021 của Bộ Công an (trước đây là Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của Bộ Công an); phân loại phong trào năm 2022 đạt loại “Khá” theo Quyết định số 510/QĐ-BCA-V05 năm 2022 của Bộ Công an. Hiện nay xã có 03 mô hình tự quản về ANTT gồm: Mô hình “Camera với an ninh trật tự” và mô hình “Thực hiện tốt công tác thu hồi và phòng chống tội phạm liên quan đến VK-VLN-CCHT”; Mô hình “Cảm hóa giáo dục thanh thiếu niên có biểu hiện hư, giúp đỡ người lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa vi phạm pháp luật” Các mô hình đang duy trì hiệu quả hoạt động tốt, góp phần tích cực vào công tác bảo đảm ANTT tại địa bàn cơ sở, được các tầng lớp Nhân dân đồng tình, ủng hộ, ghi nhận. Xã không thuộc xã trọng điểm, phức tạp về ANTT (năm 2022 được Bộ Công an đưa ra khỏi danh sách xã trọng điểm, phức tạp về ANTT)
Do đó, tình hình an ninh nông thôn ổn định, nhân dân đoàn kết cùng cấp ủy chính quyền chung tay xây dựng xã Ban Công về đích Nông thôn mới.
c. Đánh giá tiêu chí: Đạt theo quy định.
V. ĐÁNHGIÁ CHUNG
1. Những mặt đã làm được
Mặc dù xây dựng nông thôn mới là một việc làm mới và khó, song trong những năm qua (từ 2013 - 2024) cấp uỷ, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phân công cho từng tập thể, từng đơn vị, từng cá nhân thực hiện tốt các mục tiêu kế hoạch về phát triển Kinh tế - Văn hoá - Xã hội, Quốc phòng - An ninh; xây dựng đoàn kết nội bộ, đoàn kết trong nhân dân, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, tình hình anninhchínhtrị, trậttựantoànxã hội luôn được đảm bảo ổn định, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người được nâng lên, bộ mặt nông thôn đã từng bước khởi sắc và đã đạt được những kết quả nổi bật đó là:
- Xã đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của chương trình XDNTM là trách nhiệm của người dân trong việc thực hiện từ đó làm cho người dân hiểu và hưởng ứng tham gia chung sức xây dựng NTM.
- Xã đã xây dựng lộ trình và kế hoạch bước đi cụ thể cho từng thời gian để thực hiện hoàn thành từng hạng mục công trình, từng tiêu chí. Đặc biệt là các tiêu chí có liên quan đến nguồn vốn lớn cần phải đầu tư để hoàn thành.
Từ 4 tiêu chí XDNTM đạt được năm 2013, đến nay xã đã cơ bản hoàn thành và về đích 19/19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia. Đây là một sự nỗ lực lớn và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong xã.
2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
2.1. Tồn tại hạn chế
- Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân “Chung sức xây dựng NTM” có thời điểm chưa thường xuyên, vẫn còn một số hộ dân tư tưởng còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước.
- Trong phát triển kinh tế trang trại chưa có nhiều các mô hình điển hình. Chưa phát huy hết tiềm năng lợi thế của địa phương.
- Chưa tận dụng hết lợi thế để thu hút được nhiều các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp trên địa bàn.
2.2. Nguyên nhân
- Là xã miền núi, tình hình đời sống của nhân dân trong xã còn gặp nhiều khó khăn nên ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế xã hội.
- Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội có việc, có thời điểm chưa quyết liệt nên một số chỉ tiêu đạt ở mức độ chưa cao.
- Công tác phối hợp của một số ban, ngành, đơn vị trong xã trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ còn chưa nhịp nhàng.
3. Bài học kinh nghiệm
Trong quá trình xây dựng NTM, từ thực tiễn tổ chức thực hiện UBND xã rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Một là: Xây dựng NTM phải được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng. Trong lãnh, chỉ đạo phải xây dựng được các Nghị quyết, mục tiêu chỉ tiêu sát đúng cho từng giai đoạn, từng năm. Trong tổ chức thực hiện cần phải cương quyết. Ban chỉ đạo từ xã đến thôn phải xây dựng được chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết đề ra. Phân công cụ thể từng thành viên BCĐ phụ trách các đơn vị, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện từng tiêu chí, kết hợp với kiểm tra, sơ kết, tổng kết để thúc đẩy thực hiện chương trình.
- Hai là: Công tác tuyên truyền vận động phải thường xuyên, liên tục và sâu sát, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, của cộng đồng dân cư, của các doanh nghiệp, con em xa quê tham gia. Đa dạng hóa việc huy động nguồn lực trên cơ sở thực hiện tốt Pháp lệnh 34, để người dân bàn bạc dân chủ và thống nhất, có giám sát, đảm bảo công khai, minh bạch, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.
- Ba là: Xây dựng NTM phải có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp. Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên; lựa chọn các tiêu chí phù hợp để đầu tư từng bước, việc nào dễ làm trước, khó làm sau.
- Bốn là: Xác định rõ xây dựng NTM là một chương trình mục tiêu Quốc gia lâu dài “có điểm khởi đầu không có điểm kết thúc”, nên phải thực hiện các mục tiêu một cách bền vững. Từ đó đánh giá đúng tiềm năng thế mạnh của địa phương, tập trung đầu tư khai thác các lợi thế về kinh tế, nhân rộng các mô hình kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo đà để phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực, thu hút được nhiều việc làm, nâng cao thu nhập của người dân.
- Năm là: Xây dựng NTM phải gắn với xây dựng thôn NTM, NTM kiểu mẫu. Đồng thời làm tốt công tác thi đua khen thưởng để động viên kịp thời các đơn vị làm tốt, các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho chương trình, tạo không khí thi đua sôi nổi trong nhân dân.
4. Những mô hình xây dựng nông thôn mới tiêu biểu
Trong quá trình xây dựng NTM, xã Ban Công tăng cường công tác tuyên tuyền, vận động nhândân tích cực tham gia công tác phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường trong xây dựng Nông thôn mới. Qua phát động của MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội tích cực tham gia công tác xây dựng cảnh quan môi trường như phong trào “Trồng hàng rào cây xanh” ; phong trào “xây dựng trang trại, gia trại ”, “Xây dựng lò đốt rác”, phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới”; phong trào “Nhà sạch, vườn đẹp”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh”….ở các khu dân cư điển hình như thôn Ba, thôn Chiềng Lau..... tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, góp phần thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.
VI. KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC TIÊU CHÍ NTM
1. Quan điểm
Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với xã đạt chuẩn NTM. Khắc phục những tồn tại, hạn chế, phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương. Tiếp tục tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp vào đầu tư các ngành nghề sử dụng lao động, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ; ứng dụng khoa học công nghệ, từng bước cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp để giảm lao động nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế, quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đảm bảo tính bền vững các tiêu chí, phấn đấu xã Ban Công trở thành xã NTM nâng cao.
2. Mục tiêu
- Phấn đấu đến năm 2025 số thôn đạt thôn NTM kiểu mẫu: 02/7 thôn.
- Chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn được nâng lên:
+ Thu nhập bình quân đầu người/nămđến năm 2025đạt 51triệu đồng.
+ Tỷ lệ hộ nghèotheo tiêu chí mới hàng năm giảm từ 5 hộ trở lên.
+ Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đến năm 2025đạt: 95%.
3. Nội dung, giải pháp nâng cao chất các tiêu chí NTM
Để giữ vững và tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng NTM xã Ban Công cần tập trung thực hiện những nhiệm vụ và giải pháp sau:
3.1. Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền
- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành tăng cường công tác tuyên truyền, chỉ đạo, hướng dẫn. MTTQ các đoàn thể chính trị, xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện tốt các nội dung, nhiệm vụ cụ thể. Thực hiện tốt cuộc vận động “ Toàn dân chung sức xây dựng NTM”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” gắn với tiêu chí xây dựng thôn NTM kiểu mẫu. Gắn công tác tuyên truyền với sinh hoạt thôn, chi bộ Đảng, đoàn, hội, thôn, các nội dung cần được tổ chức thực hiện thường xuyên, liên tục.
- Làm tốt công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ các cấp. Tăng cường công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, để nhân rộng các mô hình, cách làm hay có hiệu quả.
3.2. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và Chính quyền
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo cơ sở, phân công nhiệm vụ cụ thể, phù hợp cho từng thành viên Ban chỉ đạo xã phụ trách ở từng lĩnh vực và từng thôn. Quan tâm sâu sát cơ sở để kịp thời tháo gỡ những khó khăn. Xây dựng và thực hiện tốt quy chế làm việc của Ban chỉ đạo xã nhằm đảm bảo sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Ban chỉ đạo xã, sự phối hợp gắn với phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của các ban ngành, đoàn thể và các thành viên Ban chỉ đạo xã, Ban phát triển thôn.
3.3. Tập trung phát triển kinh tế nhằm nâng cao thu nhập cho người dân
- Tiếp tục rà soát điều chỉnh các quy hoạch cho phù hợp. Đầu tư nâng cấp hệ thống kênh, mương, giao thông thủy lợi đầu mối, có cơ chế kích cầu xây dựng các công trình thủy lợi; Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để chỉ đạo phát triển nông - lâm, từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế trang trại, tập trung chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu mùa vụ; đưa tiến bộ KHKT, cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, giảm chi phí trong sản xuất, thực hiện tốt công tác phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai.
- Rà soát, bổ sung quy hoạch đưa mô hình chăn nuôi tập trung vào sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, có cơ chế khuyến khích các hộ đầu tư vào khu chăn nuôi tập trung trong vùng quy hoạch; Làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi; Tăng cường công tác bảo vệ rừng; khuyến khích các hộ nhân dân đưa mô hình sản xuất lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi theo hướng kinh tế hàng hóa.
- Tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư phát triển các ngành nghề, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng dân dụng.
- Phối hợp với Điện Lực Bá Thước nâng cấp, tu sửa hệ thống lưới điện, lắp đạt thêm trạm biến áp để cung cấp đủ điện cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
- Phát triển kinh tế gắn với việc đảm bảo về vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, tài nguyên môi trường, từng bước đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị công sở, thiết bị khu trung tâm văn hóa, đầu tư cho xây dựng giao thông nông thôn, thủy lợi.
- Tăng cường và đổi mới phương thức hoạt động của HTX NN&PTNT theo hướng uy tín, mở rộng ngành nghề kinh doanh dịch vụ tự hoạch toán kinh tế theo hướng thị trường có lợi nhuận; khuyến khích các hộ nhân dân mở rộng các ngành nghề kinh doanh - dịch vụ, vận tải hàng hóa, dịch vụ hàng hóa, dịch vụ ăn uống, dich vụ nông nghiệp; Tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân được vay vốn để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.
3.4. Tranh thủcơ chế chính sách về chương trình xây dựng NTM
Tổ chức quán triệt và tranh thủ các cơ chế chính sách của Trung ương của tỉnh, huyện về chương trình xây dựng NTM cho từng tiêu chí. Các ban ngành trong xã tham mưu để UBND xã xây dựng cơ chế hỗ trợ cụ thể trong thực hiện xây dựng NTM trong từng năm, đặc biệt cơ chế khuyến khích các mô hình kinh tế có tính đột phá.
3.5. Huy động nguồn lực
Tiếp tục huy động nguồn lực, thực hiện tốt Pháp lệnh 34 để dân được bàn bạc, thống nhất, nhân dân giám sát. Công khai quyết toán kịp thời các công trình đã hoàn thành, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, kêu gọi các doanh nghiệp, các con em xa quê.